PHẦN 3: TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO

1. Phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Tạo các tài khoản Facebook giả mạo để làm quen, kết bạn, tự giới thiệu là người thành đạt nhưng không may mắn trong cuộc sống gia đình để tạo sự tin tưởng với bị hại. Đối tượng tạo ra những thông tin giả khiến bị hại nhầm tưởng thông tin đó là thật, lợi dụng để lừa đảo như: ngỏ lời yêu thương, muốn tiến tới hôn nhân và thông báo có khoản tiền lớn (hoặc đồ vật tài sản có giá trị cao) muốn chuyển về Việt Nam để tặng, mua nhà gửi đích danh cho bị hại thông qua bưu điện hoặc đường ngoại giao. Sau đó khoảng vài ngày, một đối tượng (sử dụng sim rác) liên hệ với bị hại, tự xưng là nhân viên hải quan hoặc cán bộ ngoại giao thông báo hàng đã về Việt Nam và để nhận được hàng phải đóng phí nhận hàng (hoặc tiền phạt) nếu không sẽ bị thu hồi hàng hóa, tiền, tài sản khác. Bị hại tin tưởng nên đã gửi tiền qua tài khoản ngân hàng. Liền sau đó các đối tượng nhanh chóng rút tiền tại các cây ATM trên toàn quốc (một số trường hợp đã rút ở nước ngoài).

Đối tượng giả danh Công an, Viện kiểm sát gọi điện thoại cho bị hại hỏi một số vấn đề liên quan đến tài khoản ngân hàng và khẳng định bị hại có liên quan đến vụ việc vi phạm pháp luật; yêu cầu bị hại chuyển số tiền trong tài khoản của mình vào một tài khoản mà đối tượng định sẵn để “phối hợp với Công an điều tra làm rõ vụ án”. Nạn nhân hoảng sợ đã chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng.

Có trường hợp đối tượng mua hàng của nạn nhân qua mạng, đối tượng xin số tài khoản và số điện thoại của nạn nhân để giao dịch. Đối tượng cung cấp vào điện thoại của nạn nhân một đường link dẫn tới trang web có giao diện giống như dịch vụ chuyển tiền yêu cầu nhập ID và mật khẩu. Khoảng một phút sau nhận được mã OTP từ ngân hàng và nạn nhân đã gửi mã OTP cho đối tượng và bị đối tượng chuyển tiền sang 1 tài khoản khác. Đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chiếm quyền quản trị tài khoản Facebook của người Việt Nam ở nước ngoài, tìm hiểu lịch sử trò chuyện, giả danh chủ tài khoản nhắn tin tới người thân của họ tại Việt Nam để trao đổi những nội dung như: ngỏ ý mượn tiền, nhờ mua thẻ cào điện thoại...

Ngoài ra đối với điểm rút tiền ATM công cộng, tội phạm sử dụng công nghệ cao cài thiết bị ghi lại thông tin thẻ và số pin, dán ngay ở phần đưa thẻ vào. Trước khi vào máy ATM thật, thẻ phải đi qua thiết bị này và mọi thông tin trên thẻ đều được lưu lại. Thủ đoạn lấy số Pin: Sử dụng bàn phím giả gắn trên bàn phím thật. Mọi thao tác của chủ thẻ đều lưu lại trong bộ nhớ. Gắn một camera ngay trên bàn phím (thiết bị này có tên của ngân hàng ghi ngay trên máy nên chủ thẻ không nghi ngờ gì). Thông tin mà máy quay thu được truyền đến một thiết bị khác gần đó.

2. Biện pháp phòng ngừa:

Người dân cần hết sức thận trọng khi lên mạng, đặc biệt là thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển tiền nhận quà tặng... Đồng thời để tránh tội phạm giả danh tống tiền, người dân cần hết sức tỉnh táo khi phát hiện đối tượng nghi vấn cần kiểm tra chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng.

Tất cả các trường hợp tự xưng là điều tra viên, cán bộ điều tra gọi điện thoại thông báo việc bắt tạm giam, phong tỏa tài khoản ngân hàng, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản chỉ định của Cơ quan điều tra đều là giả mạo, không được thực hiện theo yêu cầu đó.

Đối với những trường hợp nhận được tin nhắn của người thân ở nước ngoài, trên mạng xã hội Facebook người dân nên cảnh giác liên lạc với người thân để kiểm tra có phải người thân của mình là người nhắn tin trên mạng xã hội, Facebook không. Nếu chưa thể liên lạc được bằng điện thoại thì tuyệt đối không chuyển tiền hoặc thẻ cào dưới bất kỳ hình thức nào.

Các cá nhân cần có trách nhiệm bảo vệ mật khẩu; khóa mật khẩu cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP do ngân hàng cung cấp cho bất kì ai.

3.Sổ tay phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng: